LỊCH PHỤC VỤ TỪ 16/10/2023
THỜI GIAN MỞ CỬA PHỤC VỤ:

▪ Buổi sáng: 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
▪ Buổi chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ

Thư viện mở cửa phục vụ các ngày từ Thứ hai đến Thứ bảy
FANPAGE
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,302
  • Tháng hiện tại94,930
  • Tổng lượt truy cập2,553,900

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chủ nhật - 28/02/2021 22:08 709 0
Ngày 11 tháng 02 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo Quyết định, mục tiêu chung của Chương trình là ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025:

- 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là thư viện có vai trò quan trọng) hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.

- 100% thư viện có vai trò quan trọng, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở trung ương có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 80% thư viện chuyên ngành và thư viện đại học khác, 60% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế).

- 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa.

- 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

- 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

- Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Chương trình đưa ra tám nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật; hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện; phát triển dữ liệu số ngành thư viện; xây dựng và phát triển nền tảng số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Tổ chức thực hiện Chương trình đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Đầu tư và hoàn thiện, đảm bảo các tiêu chuẩn về thư viện có vai trò quan trọng; chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương bố trí kinh phí và thực hiện triển khai các nhiệm vụ của Chương trình theo quy định;

- Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chương trình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai tại địa phương, gắn kết với các chương trình chuyển đổi số trong hoạt động thư viện với xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số tại địa phương;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ hằng năm, gửi báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì theo thẩm quyền để xây dựng, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số ngành thư viện; phối hợp với các bộ, cơ quan trong việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật liên quan; chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để xây dựng và triển khai các dự án tại Phụ lục kèm theo Chương trình; chủ trì hoặc phối hợp triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành thư viện; tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá, tổng hợp hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030; đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung nội dung Chương trình trong trường hợp cần thiết; ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện.

Tác giả bài viết: Bộ VHTT&DL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây