LỊCH PHỤC VỤ TỪ 16/10/2023
THỜI GIAN MỞ CỬA PHỤC VỤ:

▪ Buổi sáng: 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
▪ Buổi chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ

Thư viện mở cửa phục vụ các ngày từ Thứ hai đến Thứ bảy
FANPAGE
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay6,735
  • Tháng hiện tại129,316
  • Tổng lượt truy cập2,588,286

Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Thứ sáu - 04/06/2021 11:07 637 0
Hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2021), Thư viện tỉnh Bắc Ninh biên soạn thư mục chuyên đề với chủ đề “Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”
Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
                                                              LỜI GIỚI THIỆU
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đổi tên Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
   Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong tình cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nổi lên mạnh mẽ trong cả nước, tiêu biểu như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… ở Nam Bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… ở miền Trung; Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… ở miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên các phong trào trên đều thất bại. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh… nhưng cũng lần lượt thất bại.
   Chứng kiến sự bóc lột, đày đọa nhân dân ta hết sức tàn bạo của thực dân Pháp; những điều tai nghe, mắt thấy về sự hy sinh xương máu to lớn của nhân dân ta nhưng không đạt mục đích giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ đã để lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh những ấn tượng sâu sắc, những nguyên nhân thành bại, nung nấu lòng căm thù và thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh không “Đông Du” theo lời khuyên của các bậc tiền bối mà chọn con đường “Tây Du” sang “mẫu quốc” và các nước đế quốc khác để “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”.
Ngày 05/6/1911 đã trở thành một dấu mốc đặc biệt quan trọng, không chỉ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, mà còn đối với lịch sử của cả một dân tộc, Bác Hồ, lúc đó là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ra đi với một hoài bão lớn, nung nấu một quyết tâm cháy bỏng đó là giành “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
Hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2021), Thư viện tỉnh Bắc Ninh biên soạn thư mục chuyên đề với chủ đề “Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” gồm 03 phần:
Phần I: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước
Phần II: Vững bước trên con đường Người đã chọn
Phần III: Thư mục sách về Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và con đường cứu nước của Người
Nguồn thông tin trong Thư mục được lấy từ sách, báo và tạp chí hiện có trong Thư viện tỉnh và các website chính thống.
Trong quá trình biên soạn Thư mục không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong Quý bạn đọc lượng thứ.

 

Tác giả bài viết: THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây